Tin tức

Tìm hiểu chi tiết về Quy trình báo động đỏ liên viện theo tiêu chuẩn

20:54 | 15/05/2025
Báo động đỏ liên viện là một trong những quy trình báo động đỏ trong ngành y tế, nhằm mục đích cứu sống người bệnh trong tình trạng nguy kịch. Cùng baogoiyta.com tìm hiểu chi tiết về quy trình báo động đỏ liên viện trong bài viết này.

1. Báo động đỏ liên viện là gì?

Quy trình báo động đỏ liên viện (báo động đỏ ngoại viện) là quy trình phối hợp, hỗ trợ khẩn cấp giữa các bệnh viện nhằm cấp cứu người bệnh trong tình trạng nguy kịch cần sự phối hợp can thiệp của nhiều chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau.

Quy trình báo động đỏ liên viện nhằm 2 mục tiêu là (1) khẩn trương vừa hồi sức vừa tiến hành can thiệp phẫu thuật cấp cứu ngay cho người bệnh và (2) khẩn trương hồi sức tích cực chuyên sâu đối với các trường hợp bệnh nhân có diễn tiến xấu đe dọa tới tính mạng.

Quy trình báo động đỏ liên viện

2. Tiêu chuẩn báo động đỏ liên viện

Quy trình báo động đỏ ngoại viện được kích hoạt khi có đủ 2 điều kiện sau đây:

  1. Người bệnh nhập viện trong tình trạng nguy kịch hoặc đang điều trị nội trú đột ngột rơi vào tình trạng nguy kịch

  2. Cần can thiệp phẫu thuật/thủ thuật khẩn cấp nhưng ngoài khả năng của bệnh viện và có nguy cơ tử vong nếu chuyển viện như: đa chấn thương; vết thương xuyên thấu ở cổ, ngực, bụng; vết thương mạch máu lớn,

HOẶC cần can thiệp chuyên khoa khẩn cấp nhưng ngoài khả năng của bệnh viện như đặt máy tạo nhịp khẩn cấp, nội soi lấy dị vật hô hấp khẩn cấp,...

Lưu ý: Các trường hợp bệnh nặng khác đã chuẩn đoán rõ, bệnh diễn tiến nặng quá khả năng của bệnh viện thì không thuộc quy trình báo động đỏ liên viện. Các bệnh viện sẽ phải tuân thủ quy chế chuyên môn và quy định hiện hành của Bộ Y tế.
 

Màn hình để kích hoạt báo động đỏ liên viện
Màn hình để kích hoạt báo động đỏ liên viện

3. Quy trình thực hiện báo động đỏ liên viện

Quy trình báo động đỏ bệnh viện được kích hoạt theo 1 trong 3 tình huống dưới đây. Trong đó, quy trình báo động đỏ liên viện được kích hoạt ở tình huống 2 và 3.

3.1. Tình huống 1

Tình huống này, bệnh viện có đủ khả năng xử lý theo quy trình báo động đỏ nội viện, không cần sự hỗ trợ từ các chuyên khoa của bệnh viện khác.

Theo đó, quy trình phản ứng nhanh nội viện sẽ được thực hiện theo các bước sau:

  • Bác sĩ, điều dưỡng tiếp nhận người bệnh phải vừa hồi sức vừa khẩn trương chuyển người bệnh đến phòng mổ trong vòng 15 phút, đồng thời phát lệnh báo động đỏ đến các khoa liên quan.
  • Toàn bộ ê kíp (phẫu thuật, gây mê, hồi sức) phải có mặt tại phòng mổ trong vòng 5 phút, thực hiện nhiệm vụ theo chuyên môn của từng thành viên, vừa tiến hành phẫu thuật, vừa tiếp tục hồi sức ngay trên bàn mổ.
  • Ngân hàng máu: Cung cấp ngay lượng máu đăng ký trong vòng 20 phút từ khi nhận mẫu máu đăng ký theo quy trình cung ứng và chế phẩm máu khẩn cấp.
  • Chẩn đoán hình ảnh (X-Quang, siêu âm): Có mặt tại phòng mổ để hỗ trợ khi cần.
  • Trong quá trình cấp cứu người bệnh, nếu có vấn đề phát sinh cần hỗ trợ từ bệnh viện khác, thực hiện các bước báo động đỏ liên viện như tình huống 2.

Báo động đỏ giúp phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời và chuẩn xác
Báo động đỏ giúp phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời và chuẩn xác

3.2. Tình huống 2

Tình huống 2 là khi bệnh viện có khả năng xử trí tại chỗ nhưng cần sự hỗ trợ khẩn cấp tiếp theo từ các chuyên khoa của các bệnh viện khác. Khi đó, cần thực hiện quy trình báo động đỏ nội viện, đồng thời kích hoạt quy trình báo động đỏ liên viện với các bước sau:

  • Khởi phát quy trình báo động đỏ nội viện theo tình huống 1.

  • Kích hoạt báo động đỏ ngoại viện:

    • Bác sĩ trưởng kíp trực liên hệ chuyên gia thuộc lĩnh vực liên quan qua số điện thoại cá nhân hoặc liên hệ trực lãnh đạo của bệnh viện hỗ trợ qua số điện thoại đường dây nóng của bệnh viện đó.

    • Nội dung báo động đỏ: “Bệnh viện ... BÁO ĐỘNG ĐỎ, người bệnh ... tuổi, giới ..., chẩn đoán ban đầu ..., yêu cầu cử bác sĩ chuyên khoa .... đến hỗ trợ khẩn.”

    • Các chuyên gia được mời di chuyển tới bệnh viện cần hỗ trợ trong thời gian nhanh nhất có thể, sử dụng xe cấp cứu của bệnh viện hoặc xe cấp cứu của Trung tâm cấp cứu 115.

Kích hoạt hệ thống báo động đỏ liên viện
Kích hoạt hệ thống báo động đỏ liên viện

3.3. Tình huống 3

Với tình huống 3, các bệnh viện không có đủ điều kiện về chuyên môn, nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện phẫu thuật, thủ thuật cấp cứu tại chỗ cho người bệnh như tình huống 1 và 2. Các việc cần làm:

  • Khẩn trương tiếp nhận người bệnh và xử trí sơ cứu ban đầu: đặt nội khí quản, chống sốc, cầm máu tạm thời,...

  • Nhanh chóng chuyển người bệnh tới các bệnh viện có chuyên khoa phù hợp, đồng thời thực hiện báo động đỏ cho bệnh viện sẽ chuyển đến:

    • Liên hệ qua điện thoại với trực lãnh đạo bệnh viện.

    • Nội dung báo động đỏ: “Bệnh viện .... BÁO ĐỘNG ĐỎ, người bệnh .... tuổi, giới ...., chẩn đoán ban đầu ...., sẽ được chuyển đến bệnh viện .... trong vòng .... phút.”

  • Sử dụng phương tiện vận chuyển có đầy đủ trang thiết bị để tiếp tục cấp cứu hồi sức người bệnh trên đường vận chuyển; hoặc yêu cầu Trung tâm cấp cứu 115 hỗ trợ vận chuyển cấp cứu người bệnh, đảm bảo an toàn cho người bệnh trên đường vận chuyển.

  • Bệnh viện nơi tiếp nhận người bệnh chuyển đến: Ngay khi nhận được điện thoại báo động từ bệnh viện khác, phải chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận người bệnh và đánh giá ngay tình trạng người bệnh để quyết định kích hoạt quy trình báo động đỏ của bệnh viện.

Cứu sống bệnh nhân ngưng tuần hoàn hô hấp nhờ báo động đỏ liên viện
Cứu sống bệnh nhân ngưng tuần hoàn hô hấp nhờ báo động đỏ liên viện

Lưu ý: Trong quá trình thực hiện báo động đỏ:

  • Trước khi can thiệp phẫu thuật hoặc truyền máu khẩn cấp: ngay tại phòng mổ, toàn bộ ê kíp cấp cứu, phẫu thuật, ngân hàng máu,.. tiến hành hội chẩn nhanh về chỉ định phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật, chỉ định truyền máu và nhóm máu có thể sử dụng. Nội dung hội chẩn phải được thể hiện lại bằng biên bản hội chẩn.

  • Đối với tình huống 1 và 2, nếu cần hỗ trợ các phương tiện điều trị cấp cứu:

    • Thuốc, dụng cụ phẫu thuật đặc thù: Đề nghị bệnh viện chủ động liên hệ với chuyên gia được mời hỗ trợ.

    • Máu và chế phẩm máu: Đề nghị bệnh viện liên hệ với trực lãnh đạo Bệnh viện truyền máu huyết học và thực hiện theo quy trình cung ứng máu và chế phẩm máu khẩn cấp.

4. Hải Hưng cung cấp hệ thống báo động đỏ bệnh viện uy tín

Các quy trình báo động đỏ bệnh viện (nội viện, liên viện, sự cố an ninh nghiêm trọng) muốn vận hành được sẽ phải cần đến hệ thống báo động đỏ với các thành phần như: nút báo động đỏ, màn hình báo động đỏ, phần mềm điều khiển, Server lưu trữ,...

Tại Hải Hưng, chúng tôi cung cấp đầy đủ các hệ thống báo động đỏ bệnh viện chất lượng cao, được các bệnh viện, cơ sở y tế hàng đầu trên cả nước tin dùng. Kinh nghiệm hơn 10 năm với đội ngũ kỹ thuật viên, tư vấn viên chuyên môn giỏi, Hải Hưng tự tin mang tới các giải pháp báo động đỏ bệnh viện uy tín, đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất.

Ngoài ra, Hải Hưng còn phân phối hệ thống thiết bị báo gọi y tá đến từ các thương hiệu nổi tiếng như: AIPHONE, COMMAX, MEDI, BITCARE, TYCO,..., đảm bảo chất lượng và giá thành tốt nhất.

Mọi thông tin cần tư vấn, báo giá chi tiết, vui lòng liên hệ để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng - Hotline: 0932060286.

Call Facebook Zalo Messenger