Mất tập trung giảm chú ý là một trong những biểu hiện của hiện tượng suy giảm trí nhớ. Điều này khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin, kiến thức, gây ra nhiều bệnh lý liên quan khác như rối loạn tâm lý, suy giảm trí nhớ,...Mất tập trung giảm chú ý ngày càng trẻ hóa, không chỉ có ở người già mà còn ở nhiều độ tuổi khác nhau, ngay cả những bạn nhỏ.
1. Trẻ mất tập trung giảm chú ý: Biểu hiện và nguyên nhân
Trẻ nhỏ rất khó để duy trì sự tập trung, thích khám phá thế giới xung quanh và bị thu hút bởi những thứ ngoại cảnh. Trong y học, kém tập trung là một hội chứng bệnh lý thường gặp ở nam giới, gấp 3-4 lần so với nữ. Hội chứng này được chia làm 2 loại đó là:
- Attention Deficit Hyperacitivy Disorder (ADHD): Là hội chứng rối loạn tăng giảm chú ý. Theo nghiên cứu mới nhất, trong 100 trẻ thì có 3-4 trẻ mắc hội chứng này. Tại Việt Nam, một nghiên cứu với 1594 trẻ tại 2 trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc là 3%
- Attention Deficit Disoder (ADD): Là chứng rối loạn giảm chú ý, nhẹ hơn so với ADHD
1.1. Biểu hiện của tình trạng thiếu tập trung giảm chú ý ở trẻ
Để có cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý đúng nhất, trước hết bạn cần phải nắm được các biểu hiện để tránh nhầm lẫn sang các bệnh lý khác ở trẻ nhỏ. Các biểu hiện của trẻ mất tập trung giảm chú ý đó là:
1.2. Nguyên nhân hội chứng thiếu tập trung ở trẻ:
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng thiếu tập trung ở trẻ trong đó phải kể đến:
* Kém tập trung thông thường
- Xung quanh trẻ có quá nhiều thứ hấp dẫn, làm trẻ bị phân tâm
- Trẻ nhỏ được làm quen với công nghệ quá sớm, không còn hứng thú với những thứ xung quanh
- Ngủ không đủ giấc: Điều này làm ảnh hưởng tới các hoạt động của trẻ vào ngày hôm sau. Khi đó, trẻ thường bị thiếu năng lượng, chán nản, mệt mỏi; hiệu quả tiếp thu cũng giảm sút rõ rệt.
Trẻ không được ngủ đủ giấc cũng là nguyên nhân mất tập trung khi học bài
- Chế độ dinh dưỡng: Có nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ mất tập trung giảm chú ý thường thiếu các vi chất như sắt, kẽm, vitamin,...
- Chưa quen với kỷ luật: Do còn khá nhỏ nên trẻ không quen với việc phải tuân thủ các quy tắc, dễ bỏ giữa chừng.
- Một số nguyên nhân khác:
- Tiếng ồn từ xe cộ, tiếng nói chuyện của mọi người xung quanh,...
- Cường độ ánh sáng quá cao hoặc quá thấp
- Bị tác động, ảnh hưởng từ mọi người
* Mất tập trung do bệnh lý
- Thể trạng của trẻ yếu như bị suy dinh dưỡng, còi xương hay béo phì cũng tác động tới khả năng tập trung của trẻ.
- Tâm lý: Khả năng tập trung, giảm sự chú ý cũng bị tác động bởi tâm lý căng thẳng, lo sợ.
- Trẻ không tìm được ứng thú, không có động lực, dễ chán nản
- Suy nghĩ tiêu cực: Thường gặp ở những trẻ chịu quá nhiều lời chê bai
- Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc trẻ kém tập trung có khá nhiều nguyên nhân trong đó có từ di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc chứng thiếu tập trung thì trẻ sinh ra cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng này.
2. Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý:
Hiện nay, chưa có một cách dạy trẻ thiếu tập trung “chuẩn” nhất bởi mức độ của mỗi trẻ là khác nhau. Có thể cách này phù hợp với bạn nhỏ này nhưng lại không phù hợp với bạn nhỏ kia. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải quan tâm, theo dõi các thói quen, vấn đề mà trẻ đang gặp phải để có cách, phương pháp dạy phù hợp. Dưới đây là một vài phương pháp mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn:
2.1. Chữa bệnh mất tập trung giảm chú ý ở trẻ bằng thuốc:
Việc chữa bệnh bằng thuốc đã trở nên quá thông dụng đối với bất kỳ loại bệnh nào và hội chứng mất tập trung giảm chú ý của trẻ cũng không phải là ngoại lệ. Để trả lời câu hỏi trẻ mất tập trung uống thuốc gì thì bạn cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn thuốc. Tùy thuộc vào từng tình trạng của trẻ mà bác sĩ sẽ tư vấn và kê thuốc phù hợp. Ngoài ra, bạn cần phải kết hợp với các phương pháp điều trị mà bác sĩ đưa ra; tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống các loại thực phẩm chức năng, loại thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
2.2. Sử dụng các phương pháp giáo dục
Đa số các phụ huynh thường lựa chọn các phương pháp giáo dục thay vì cho trẻ sử dụng thuốc. Dưới đây là một số phương pháp cha mẹ nên áp dụng để trẻ không mất tập trung, giảm chú ý khi học bài:
- Học cùng trẻ: Thay vì để trẻ học một mình, cha mẹ hãy học cùng bé; điều này sẽ giúp bé thích thú khi học tập, hăng say và chú ý học tập hơn. Với những trẻ kém tập trung bệnh lý, khi được chơi với cha mẹ sẽ giúp các bé phát triển, tăng khả năng tương tác, giao lưu xã hội.
- Tạo môi trường yên tĩnh giúp trẻ học tập: Các nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng, sự kích thích thị giác ít nhiều ảnh hưởng tới cảm xúc, sự tập trung. Do đó, cha mẹ nên bố trí cho các con một không gian học tập riêng, yên tĩnh, ngăn nắp để không bị phân tâm. Hãy bố trí không gian theo sở thích của trẻ để trẻ cảm thấy thỏa mái khi học tập.
- Phối hợp các hoạt động tĩnh và động: Không nên đặt quá nặng việc học cho trẻ nhất là khi trẻ đang mất tập trung. Hãy phối hợp các hoạt động tĩnh và động để tăng khả năng tập trung của trẻ. Khi thấy trẻ có các biểu hiện mệt mỏi, chán nản thì nên dừng hoạt động học tập mà thay vào đó là các hoạt động vui chơi để trẻ thư giãn, giảm áp lực.
- Đặt mục tiêu: Trẻ nhỏ rất thích được nhận quà nên cha mẹ hãy đặt ra các mục tiêu và phần thưởng để trẻ phấn đấu. Hãy chi tiết hóa quá trình để trẻ dễ dàng thực hiện và cha mẹ nên hỗ trợ trẻ để con hoàn thành được các mục tiêu.
- Sử dụng lời khen: Hãy dành cho trẻ nhiều lời khen khi hoàn thành tốt bài tập. Trẻ nhỏ rất thích được khen ngợi nên cha mẹ hãy cố gắng lặp lại một cách có chủ đích. Bạn đừng ngại việc khen ngợi con cái!
- Thấu hiểu tâm tư của trẻ: Các chuyên gia khuyến cáo, cách chữa hội chứng mất tập trung chú ý ở trẻ nhỏ sẽ khó đạt hiệu quả nếu như cha mẹ không thấu hiểu được con cái. Các phụ huynh hãy xây dựng mối quan hệ gần gũi với con cái, hạn chế tối đa việc la mắng, mất bình tĩnh.
Thường xuyên khen ngợi trẻ
2.3. Sử dụng các thiết bị hỗ trợ:
Như đã thông tin ở trên, trẻ mất tập trung giảm chú ý một phần do ngủ không đủ giấc nên khi thăm khám, các bác sĩ đều khuyên các cha mẹ nên cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Để giấc ngủ của trẻ trở nên ngon hơn thì cha mẹ nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ khác. Một trong những sản phẩm đang được lựa chọn nhiều đó chính là máy tạo sự tập trung cho trẻ và giúp ngủ ngon Focu Sleep.
Máy Focu Sleep sẽ tạo ra sóng tần số thấp giúp gia tăng sự tập trung trí não và hỗ trợ giấc ngủ cho trẻ. Được thiết kế thông minh, hiện đại với bộ 2 sản phẩm tương ứng với 2 chế độ (chế độ ngủ và chế độ tập trung) mang tới sự yên tâm cho ba mẹ khi sử dụng cho các bé của mình. Bên cạnh việc giúp não bộ nhanh chóng đi sâu vào giấc ngủ, giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn mà còn hỗ trợ việc giải tỏa căng thẳng, tăng sự tập trung. Focu Sleep không chỉ phù hợp với trẻ nhỏ mà còn có thể sử dụng cho người cao tuổi, mắc bệnh lý suy giảm trí nhớ, mất tập trung.
Máy tạo tập trung và hỗ trợ giấc ngủ Focu Sleep được sản xuất bởi hãng Sandalphon nổi tiếng tại Đài Loan, đã được kiểm định đạt chuẩn chất lượng Châu Âu và đạt nhiều giải thưởng sáng tạo quốc tế và phổ biến trên toàn thế giới, thiết bị sử dụng PIN giúp các bé có thể mang đi tới lớp và sử dụng trong quá trình học tập, thiết kế nhỏ gọn giúp dễ dàng di chuyển trong quá trình sử dụng.
Focus Sleep là thiết bị giúp bé tập trung cao độ trong quá trình học tập, với tần số sóng giúp mang lại một không gian được bảo vệ loại bỏ hoàn toàn các tần số sóng có hại tới não bộ của bé, và kích thích não bộ tập trung và tư duy sáng tạo, thông minh hơn.
Máy tạo giấc ngủ ngon FocuSleep được phân phối chính hãng tại Hải Hưng và là đơn vị đại lý của hãng Sandalphon tại Việt Nam, quý khách cần tư vấn về sản phẩm hoặc mua hàng hãy liên hệ với Hải Hưng để được tư vấn chi tiết hơn.
>>Xem chi tiết sản phẩm tại: Máy tạo tập trung cho trẻ và giúp ngủ ngon Focu Sleep số 1 Thế Giới
Hy vọng rằng, các nội dung thông tin trong bài viết “Full từ A-Z cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý khi học bài” sẽ giúp ích bạn. Mọi ý kiến, đóng góp cho bài viết quý bạn đọc hãy comment phía dưới, chúng tôi sẽ tổng hợp và gửi đến bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc liên hệ trực tiếp tới hotline 0246.6830468 - 0932060286 - Hotline 24/24: 0986572500.