Tin tức

Toàn tập mất ngủ nên làm gì? Uống gì? Ăn gì? Cách khắc phục?

14:50 | 09/10/2021
Giấc ngủ giữ vai trò vô cùng quan trọng giúp cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng sau một ngày lao động. Tuy nhiên có rất nhiều người gặp phải tình trạng mất ngủ nhất là ở độ tuổi trung niên, người già. Vậy, mất ngủ nên làm gì? Uống gì? Ăn gì?...Tất cả sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Mất ngủ là triệu chứng của bệnh gì?

Mất ngủ (Insomnia) là vấn đề mà nhiều người gặp phải đặc biệt là ở người cao tuổi. Những năm gần đây, bệnh lý này xảy ra cả ở người trẻ tuổi và trung niên do có nhiều nguyên nhân và yếu tố cộng hưởng. Chứng mất ngủ diễn ra thường xuyên phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Mất ngủ nhiều ngày sẽ khiến cho cơ thể của bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, không đủ năng lượng. 

Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ, có các dạng phổ biến như ngủ không sâu, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy rất sớm, khó trở lại giấc ngủ,...Mất ngủ được chia làm 2 loại đó là cấp tính và mãn tính. 

Khi bạn gặp phải tình trạng mất ngủ rất có thể bạn đã và đang mắc phải các bệnh lý sau:

  • Bệnh dị ứng: Trong không khí có các chất dị ứng, làm viêm đường mũi và kích hoạt sản xuất các chất gây nghẹt mũi. Các triệu chứng này xảy ra cả vào ban ngày và ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ, gây ra bệnh mất ngủ.
  • Bệnh viêm khớp: Người bị viêm khớp gặp nhiều khó khăn khi ngủ. Viêm khớp và giấc ngủ hình thành một vòng luẩn quẩn gây ra chứng lo âu, khiến người bệnh bị mất ngủ. Việc thiếu ngủ còn làm tăng triệu chứng của bệnh khớp và gây đau.
  • Bệnh tim: Bệnh động mạch vành và các vấn đề liên quan tới tim, phổi cũng gây ra tình trạng mất ngủ.
  • Các vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ làm các chức năng trao đổi chất khác của cơ thể tăng tốc, khiến cho người bệnh cảm thấy bồn chồn, cản trở khả năng thư giãn và khó chìm vào giấc ngủ.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Thường có ở người trong độ tuổi từ 45 - 54. Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày đó chính là ợ nóng, ho, nghẹt thở khi nằm.
  • Các bệnh liên quan khác: chứng hoảng sợ trong giấc ngủ, ngưng thở khi ngủ, mộng du, ác mộng,...
 
Mất ngủ là biểu hiện bệnh gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị
 

2. Biểu hiện và nguyên nhân của bệnh mất ngủ:

2.1. Biểu hiện của mất ngủ:

Các triệu chứng của bệnh mất ngủ đó là:

  • Khó ngủ vào ban đêm
  • Thức dậy vào ban đêm
  • Thức dậy quá sớm
  • Không cảm thấy thư giãn sau khi ngủ dậy
  • Mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày
  • Khó chịu, trầm cảm, lo lắng
  • Khó chú ý, mất tập trung, khả năng ghi nhớ kém
  • Các lo lắng liên tục về giấc ngủ.
Các triệu chứng của mất ngủ mãn tính
Các triệu chứng của mất ngủ mãn tính

2.2. Nguyên nhân mất ngủ là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ, trong đó không thể không nhắc tới các lý do sau:

  • Căng thẳng, áp lực, stress quá độ: Lo lắng, áp lực về công việc, học tập hay trong cuộc sống là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Vấn đề về tuổi tác: Chứng mất ngủ thường gia tăng theo tuổi tác, tuổi càng cao thì càng dễ gặp vấn đề về giấc ngủ nhất là đối với người trên 60 tuổi trở lên.
  • Môi trường ô nhiễm: Môi trường sống, không gian ngủ có quá nhiều bụi bẩn, tiếng ồn,...ít nhiều cũng sẽ tác động và làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, gây ra chứng mất ngủ.
  • Các chất kích thích: Việc bạn sử dụng hay lạm dụng các chất kích thích như cafe, bia rượu hay thuốc lá,...trước khi ngủ sẽ gây ra tình trạng ức chế hệ thần trung ương gây hưng phấn quá độ và khó ngủ ngay sau đó.
  • Thay đổi múi giờ: Người thường xuyên phải di chuyển, thay đổi giờ giấc sinh hoạt, chu trình thức - ngủ bị rối loạn do thay đổi múi giờ. Nếu như cơ thể không thích ứng kịp chắc chắn sẽ gây ra tình trạng khó đi vào giấc ngủ.
  • Ít hoạt động thể chất: Khi bạn lười vận động, cơ thể rơi vào trạng thái ì ạch, vô tình làm cho giấc ngủ của bạn bị rối loạn, khó đi vào giấc ngủ buổi tối.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc như chống trầm cảm, thuốc điều trị bệnh hen suyễn, thuốc chống dị ứng, thuốc điều hòa huyết áp,...có chứa caffeine và các chất kích thích, khiến bạn bị mất ngủ.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mất ngủ nhiều hơn nam giới do tâm lý nữ giới rất hay bị kích động, nhạy cảm và dễ rơi vào trạng thái lo âu; hay do sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang bầu, giai đoạn tiền mãn kinh,...
  • Thói quen sinh hoạt: Nếu như bạn ăn quá no, tập thể dục muộn, ngủ ngày làm đêm, sử dụng điện thoại nhiều,...là thói quen không tốt, ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Một số nguyên nhân gây mất ngủ
 

3. Hậu quả của mất ngủ thường xuyên:

Tình trạng mất ngủ thường xuyên gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như hiệu quả làm việc của bạn. Các hậu quả của mất mất ngủ đó là:

  • Sụt cân: Mất ngủ kéo dài nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho thần kinh suy nhược, hệ miễn dịch suy giảm khiến cho bạn bị sụt cân đột ngột.
  • Rối loạn cảm xúc, tâm lý: Mất ngủ sẽ khiến con người suy nghĩ tiêu cực, luôn cảm thấy cô đơn, dần dần rơi vào trạng thái sợ giao tiếp, suy nhược thần kinh và trầm cảm.
  • Suy giảm sinh lý: Nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới sẽ suy giảm nếu bị mất ngủ.
  • Lão hóa da: Khi không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone cortisol khiến cấu trúc collagen của da bị phá vỡ. D bắt đầu khô, sạm nám, chảy xệ và không còn săn chắc.
  • Sức khỏe tim mạch bị ảnh hưởng: Hệ thần kinh của người bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc luôn trong trạng thái căng thẳng, hưng phấn một cách quá độ. Điều này tạo ra một áp lực rất lớn đối với tim mạch, làm huyết áp.
  • Tăng nguy cơ béo phì: Khi bị mất ngủ, não bộ sẽ thay đổi hoạt động, người bệnh sẽ có cảm giác nhanh đói, thèm ăn vặt vào ban đêm nhất là độ ăn giàu chất béo.
  • Nguy cơ teo não, đột quỵ: Mất ngủ trầm trọng sẽ làm tăng nguy cơ teo não. Theo một nghiên cứu cho thấy, người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp đến 8 lần so với bình thường.
  • Mệt mỏi, mất tập trung: Người mất ngủ luôn trong trạng thái mệt mỏi, mất tập trung, thiếu sức sống, ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc và học tập.
Tác hại nghiêm trọng của việc mất ngủ kéo dài trong nhiều ngày liền

4. Mất ngủ nên làm gì để giúp có giấc ngủ tốt hơn?

4.1. Nghe nhạc trước khi ngủ

Đây là giải pháp được nhiều người áp dụng khi gặp chứng mất ngủ. Bạn hãy chọn các bản nhạc du dương, dịu êm như nhạc thư giãn, nhạc thiền để nghe trước khi ngủ.

4.2. Chọn chăn gối phù hợp

Có khá nhiều người nghĩ rằng, chăn gối không ảnh hưởng tới giấc ngủ. Điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi mỗi chúng ta dành tới 1/3 thời gian mỗi ngày để ngủ. Vậy, chẳng có lý do nào mà bạn không đầu tư, chọn mua loại chăn gối chất lượng để có một giấc ngủ tốt nhất. Khi chọn mua chăn gối nên mua loại được làm từ chất liệu thông thoáng, thấm hút, màu sắc hợp với sở thích,...

4.3. Tập luyện Yoga đều đặn

Yoga là bộ môn thể dục rất tốt đối với những người bị mắc chứng mất ngủ. Yoga giúp điều hòa cơ thể của bạn, khi cơ thể bị nóng ẩm, toàn bộ trí não sẽ được tĩnh tâm, bạn sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Yoga giúp ích cho việc lưu thông khí huyết, máu lên não sẽ tốt hơn nên giấc ngủ của bạn cũng được cải thiện đáng kể.

4.4. Xông tinh dầu trong phòng ngủ

Cách làm này sẽ giúp cho không gian phòng ngủ của bạn được loại bỏ các mùi hương khó chịu, giúp cho tinh thần của bạn thư thái và ngủ ngon hơn. Các loại tinh dầu tốt cho giấc ngủ như tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu sả chanh,...

4.5. Tạo không gian yên tĩnh

Như đã thông tin ở trên, giấc ngủ giữ một vai trò quan trọng nên việc tạo không gian ngủ yên tĩnh, sạch sẽ cũng ảnh hưởng rất nhiều tới giấc ngủ. Nếu giường ngủ của bạn quá bừa bộn, ồn ào thì bạn sẽ rất khó ngủ. Việc cần làm lúc này là bạn cần tạo một không gian sạch sẽ, yên tĩnh để tâm trạng được thư giãn, dễ chìm sâu vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, phòng ngủ của bạn cũng nên có rèm cản sáng, nhiệt độ phù hợp, không quá nóng hoặc quá lạnh.

4.6. Điều chỉnh các thói quen xấu trước khi ngủ

Có rất nhiều người có thói quen xem tivi, điện thoại và máy tính trước khi đi ngủ để giải trí. Điều này là không tốt cho giấc ngủ của bạn nhất là khi sử dụng điện thoại quá nhiều bởi:

  • Ánh sáng từ các thiết bị điện tử sẽ làm ứng chế hormon ngủ, sản sinh ra hormon cortisol gây tỉnh táo.
  • Sóng điện từ phát ra từ điện thoại ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ của bạn. Người tiếp xúc lâu sẽ có thể bị mất ngủ và khiến mô hình sóng não bộ thay đổi.

4.7. Điều chỉnh tư thế ngủ

Điều đầu tiên mà các bác sĩ khuyên người bệnh khi mất ngủ đó chính là điều chỉnh tư thế ngủ sao cho phù hợp, cụ thể:

  • Nằm ngửa: Tư thế này sẽ giúp cho phần đầu, cổ và cột sống được nghỉ ngơi ở thế trung lập, mang tới một giấc ngủ ngon.
  • Tư thế nằm nghiêng: Có tới 41% người lựa chọn tư thế này khi ngủ. Thế nhưng, tư thế này chỉ tốt đối với các phụ nữ mang thai vì nó giúp lưu thông máu, còn với người bình thường thì gây ra cản trở hô hấp, đau khớp.
  • Nằm sấp: Tư thế này giúp cho cột sống ở vị trí trung lập, ảnh hưởng tới lưng và cổ. Tư thế này còn khiến cho cơ bắp, các khớp phải chịu một áp lực lớn, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

4.8. Điều chỉnh tâm lý trước khi ngủ

Nếu như bạn đi ngủ với những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng mệt mỏi bởi công việc và cuộc sống hàng ngày thì chắc chắn bạn sẽ khó có thể ngủ ngon. Bạn cần phải loại bỏ những suy nghĩ đó ngay lập tức, hãy để cho tâm trí của mình được thỏa mái nhất, để có một giấc ngủ trọn vẹn, ngon “đúng nghĩa”.

4.9. Sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng

Với những người mắc bệnh mất ngủ mãn tính, chắc chắn phải điều trị bằng thuốc. Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra và có pháp đồ điều trị phù hợp. Bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc mất ngủ nếu không có sự cho phép và tư vấn của bác sĩ. 

4.10. Sử dụng các thiết bị hỗ trợ tạo giấc ngủ ngon

Công nghệ ngày càng phát triển sản xuất ra nhiều thiết bị hỗ trợ tới sức khỏe con người; trong đó phải kể tới máy tạo giấc ngủ ngon. Các sản phẩm máy tạo giấc ngủ ngon được thiết kế thông minh, tích hợp nhiều tính năng hiện đại, giúp não bộ nhanh chóng đi vào giấc ngủ, ngủ sâu hơn dù bị tỉnh giấc giữa đêm nhưng bạn vẫn vào lại giấc ngủ.

Máy tạo giấc ngủ ngon SleepBank là sản phẩm nổi bật đến từ thương hiệu Sandalphon Đài Loan đang là sự chọn mua của nhiều người hiện nay. Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, sử dụng tần số SFT mang tới cảm giác thư giãn, kết hợp với tần số cộng hưởng Schumann giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn. 

SleepBank hiện đang là thiết bị hỗ trợ một giấc ngủ ngon tốt nhất thế giới hiện nay, được áp dụng các công nghệ tiên tiến để mang đến cho bạn một giấc ngủ ngon nhờ vào tần số sóng thấp, khi sử dụng máy bạn sẽ có cảm giác như đang ở trong rừng xanh, rất yên tĩnh, và thư giãn, giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ, loại bỏ tình trạng tỉnh giấc giữa đêm và nhanh chóng đi vào giấc ngủ khi bị tỉnh giấc.
 

Sử dụng SleepBank - Thiết bị hỗ trợ giấc ngủ ngon
Sử dụng SleepBank - Thiết bị hỗ trợ giấc ngủ ngon cho người khó ngủ, mất ngủ


Được thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng, độ bền cao, đây là sản phẩm mang tính sáng tạo và là bước đột phá lớn về công nghệ hiện đại, SleepBank đã đạt nhiều giải thưởng lớn trên thế giới và đã được cấp chứng nhận CE cho phép hoạt động và đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu, SleepBank tham gia nhiều chương trình triển lãm phát minh quốc tế và đạt nhiều giải thưởng.

Các giải thưởng cũng khẳng định chất lượng của sản phẩm, đảm bảo sẽ cải thiện giấc ngủ của bạn khi sử dụng SleepBank, Hải Hưng là nhà phân phối chính thức và độc quyền tại Việt Nam, quý khách có nhu cầu cần tư vấn về sản phẩm hãy liên hệ với Hải Hưng để được tư vấn chi tiết hơn.

>>Xem chi tiết sản phẩm tại: Máy tạo giấc ngủ ngon SleepBank 'Cao Cấp' số #1 thế giới.

 

5. Một số câu hỏi liên quan khác cách khắc phục chứng mất ngủ

5.1. Mất ngủ nên uống gì?

  • Các loại trà: Nếu như bạn mất ngủ, khó vào giấc thì có thể sử dụng các loại trà như trà hoa cúc, trà ashwagandha, trà bạc hà,...Các loại trà không chỉ giúp giảm chứng mất ngủ mà còn tốt cho sức khỏe, điều trị huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh tuyến giáp,...
  • Sữa: Sữa có chứa tryptophan tự nhiên giúp làm tăng serotonin - một chất dẫn truyền thần kinh mang tới cảm xúc hạnh phúc. Mặt khác, serotonin là tiền chất của hormone melatonin giúp điều hòa giấc ngủ. Vậy nên, nếu bạn bị mất ngủ thì có thể uống một ly sữa ấm, chắc chắn sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn rất nhiều.

5.2. Mất ngủ nên ăn gì?

  • Các loại trái cây: Bạn có thể lựa chọn và sử dụng các loại trái cây như chuối, quả anh đào, ….
  • Các loại cá béo: Trong cá chứa rất nhiều vitamin D, omega 3, protein và DHA cá béo là những sự lựa chọn tốt nhất cho thực đơn của người mất ngủ. Các loại cá mà bạn nên bổ sung vào thuwcjd dơn hàng ngày của mình đó là cá hồi, cá mòi, cá thu, cá trích,...
  • Các sản phẩm từ hạt đậu nành: Theo một nghiên cứu mới nhất, người lớn duy trì thói quen sử dụng từ 2 khẩu phần ăn chứa các sản phẩm từ hạt đậu nành trở nên mỗi ngày thường có giấc ngủ kéo dài hơn. Do vậy, nếu đang bị mất ngủ thì hạn hãy tăng cường sử dụng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu hũ non,...

Với các nội dung thông tin trong bài viết “Toàn tập mất ngủ nên làm gì? Uống gì? Ăn gì? Cách khắc phục?”, mong rằng sẽ giúp ích bạn. Hãy xây dựng cho mình một thói quen tốt để có một giấc ngủ ngon, bảo vệ sức khỏe của mình trong cuộc sống hiện nay!

Mọi Chi tiết về sản phẩm cũng như hệ thống báo gọi y tá quý khách hàng liên hệ:
Công ty TNHH Thương Mại DV & Công Nghệ Hải Hưng
Vp: LK24-No08, Khu đất dịch vụ 20A-20B, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, Hà Nội
ĐT: 043.5627488 - 0932060286 - 0986572500 hotline 24/24
www.haihung.com - www.baogoiyta.com
Email : info@haihung.com - baogoiyta@gmail.com
Call Facebook Zalo Messenger